
Các yếu tố chứng tỏ bạn có kỹ năng giao tiếp tốt
Giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Giao tiếp tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Tuy nhiên, đôi khi việc giao tiếp không hiệu quả có thể tạo nên những mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều bất lợi trong sự nghiệp và đời sống.
Những điều cốt lõi trong giao tiếp ứng xử
- Gặp ẤN TƯỢNG, nói THU HÚT
- Bí quyết TỰ TIN giao tiếp, ứng xử THUYẾT PHỤC
- SINH ĐỘNG, HÀI HƯỚC trong giao tiếp
- Nghệ thuật vận dụng các NGÔN NGỮ CƠ THỂ để tác động và gây ảnh hưởng tích cực đến người nghe
- Nghệ thuật LẮNG NGHE, THẤU CẢM với người khác
- Kỹ năng quản lý thời gian HIỆU QUẢ

Ý nghĩa của kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp là điều đầu tiên giúp bạn chiếm được tình cảm của mọi người xung quanh. Thông qua giao tiếp, con người tiếp nhận được thông tin. Từ thông tin sẽ xây dựng nên các vấn đề, các mối quan hệ xã hội.
Đầu tiên, giao tiếp giúp nâng tầm kiến thức.
Việc lắng nghe và đặt câu hỏi luôn là một điều quen thuộc trong cuộc sống của tất cả mọi người. Các hành động này đều được diễn ra qua quá trình giao tiếp. Các thông tin được tiếp nhân, xử lý không ngừng. Từ đó, nâng cao vốn kiến thức cho bản thân. Ngoài ra, việc giao tiếp giúp tìm ra những quan điểm lệch chuẩn và thay đổi, cải thiện chính mình.
Thứ hai, giao tiếp là nền tảng để xây dựng mối quan hệ giữa người với người
Bằng những phương pháp khác nhau của giao tiếp, con người sẽ trở nên thấu hiểu nhau hơn. Dấy lên lòng đồng cảm và tiến đến việc xây dựng một mối quan hệ vì mục đích chung. Ví dụ trong cơ quan làm việc, hai người có cơ hội giao tiếp với nhau nhiều, sẽ có sự thấu hiểu phong cách làm việc của nhau. Từ đó thông cảm và hỗ trợ nhau tốt hơn.
Các phẩm chất thể hiện người có Kỹ năng giao tiếp tốt

Một người biết lắng nghe
Điều đầu tiên để một người được công nhận là có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đó là một người biết lắng nghe! Để quá trình giao tiếp đạt được mục đích cao nhất của bản thân mình. Điều căn bản phải làm là thấu hiểu đối tượng giao tiếp. Lắng nghe người khác nói vừa là biểu hiện của sự tôn trọng. Vừa giúp bản thân nắm được vấn đề, thấu hiểu người đối diện. Còn vừa là khoảng thời gian để suy ngẫm. Thay vì chỉ biết nói, hãy lắng nghe chân thành và tập trung vào những điều người khác truyền tải. Điều này sẽ giúp các giai đoạn sau của cuộc giao tiếp diễn ra thuận lợi hơn.
Dễ dàng làm quen và thích nghi với môi trường
Cuộc giao tiếp có thể sẽ bị bầu không khí ngập ngừng ban đầu phá hỏng. Để mọi chuyện diễn ra thuận lợi và có thể đạt được mục đích giao tiếp cuối cùng. Bản thân cần thích nghi với hoàn cảnh giao tiếp. Hãy bắt đầu bằng những lời hỏi thăm, đưa ra vấn đề thú vị và tích cực đặt câu hỏi. Đó là lời khuyên Teky dành cho bạn!
Biết quan tâm đến đối tượng giao tiếp
Khi một trong hai vai giao tiếp cảm thấy khó chịu. Cuộc nói chuyện sẽ đi vào bế tắc, không thể tới đích. Đó là lý do vì sao cần quan tâm đến cảm xúc của đối phương. Có một vài chủ đề nên tránh. Không đưa ra những lời nói, câu hỏi bất lịch sự. Tôn trọng người đối diện và tôn trọng chính bản thân mình. Xem xét hoàn cảnh xung quanh và để tâm đến phản ứng của người đối diện. Đó là điều cơ bản để hội thoại có thể diễn ra và tiếp tục.
Trình bày lưu loát, trôi chảy
Để nội dung bản thân muốn truyền tải được hiệu quả nhất. Nói lắp, nói lòng vòng là điều tối kỵ trong giao tiếp. Tự luyện cho mình một giọng nói truyền cảm, cách diễn đạt logic để lời nói có giá trị nhất. Để có thể làm được điều này, Teky khuyên bạn hãy đọc thật nhiều sách vở, tăng cường vốn từ vựng của bản thân. Và luyện nói thật nhiều.
Biết sử dụng đa dạng phương tiện truyền tải
Thay vì chỉ sử dụng phương tiện là ngôn ngữ. Có thể khiến người đối diện khó hiểu, khó hình dung hoặc chưa đủ để diễn đạt ý của mình. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng các phương tiện khác như tranh, ảnh, âm nhạc,… Điều này khiến cho cuộc giao tiếp không bị nhàm chán và khô khan.
Một người luôn duy trì thái độ tích cực
Giao tiếp hiện quả là khi cuộc nói chuyện có thể giải quyết vấn đề và xung đột. Một người có kỹ năng giao tiếp sẽ biết cách ứng xử trước mọi tình huống. Luôn động viên, khích lệ người khác, không tiêu cực và không đẩy cuộc tranh cãi lên cao trào. Một cuộc nói chuyện tích cực sẽ khiến mọi người thoải mái, hiệu quả đạt được sẽ cao hơn nhiều so với những cuộc cãi nhau.
5 Cách rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho bản thân
1. Xác định rõ ràng quan điểm của bản thân. Hiểu đối phương
Trước tiên, bạn phải hiểu được ý bản thân muốn diễn đạt. Bắt đầu bằng việc xác định và phân tích quan điểm của chính mình. Sau đó, bạn cần tìm hiểu về những quan điểm của đối tượng giao tiếp. Một trong những kỹ năng của việc giao tiếp thông minh đó là hãy nói những điều mà người khác muốn nghe.
2. Xác định nội dung giao tiếp
Có thể quan điểm của bạn bao gồm nhiều luận cứ nhỏ. Tuy nhiên, trong một cuộc giao tiếp hiệu quả, đôi khi, những ý kiến của bạn không đủ thời gian để trình bày. Vì vậy, trước khi bắt đầu một đề tài nào đó, hãy tập sắp xếp ý trước. Ưu tiên nói những luận điểm quan trọng, dễ thuyết phục trước. Chú ý, trong giao tiếp cần nói đúng vào trọng tâm, tránh lối nói vòng vo. Đặc biệt, giá trị trong lời nói sẽ đạt đến mức tối đa nếu bạn sử dụng những cách nói dễ hiểu. Và tuyệt đối tránh nói thao thao bất tuyệt.
3. Yếu tố ngôn ngữ
Ngôn ngữ là yếu tố quan trọng nhất. Nó quyết định chất lượng cuộc giao tiếp. Cần đặc biệt chú ý đến cách chọn lọc từ ngữ sử dụng khi diễn đạt. Bên cạnh đó, cách phát âm đúng chuẩn cũng là yếu tố then chốt để người khác có thể hiểu rõ những điều bạn muốn nói. Hãy rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ và học phát âm thường xuyên. Để có thể truyền tải được hết thông điệp của bạn.
Yếu tố ngôn ngữ không chỉ được thể hiện trong giao tiếp trực tiếp. Trong các cuộc giao tiếp gián tiếp, nó càng có chức năng quan trọng hơn cả. Đặc biệt là trong văn viết, thể hiện nội dung qua văn bản, quan điểm của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào ngôn ngữ. Ở đây được biểu hiện bằng chữ viết.
4. Yếu tố phi ngôn ngữ
Yếu tố phi ngôn ngữ được thể hiện qua nhiều mặt khác nhau. Tuy nhiên, nó là một yếu tố quan trọng không kém ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Đầu tiên, bạn cần luyện tốt cách sử dụng giọng điệu cho phù hợp hoàn cảnh. Ngữ điệu của bạn sẽ quyết định đến thái độ của người đối diện. Ví dụ, khi bạn sử dụng cách nói bông đùa, người đối thoại cũng sẽ có cảm giác thân thiện, thoải mái hơn.
Tuy nhiên, đừng quên sử dụng giọng nói quyết đoán vào những lúc cần thiết. Nói nhỏ, ấp úng và thiếu tự tin sẽ khiến cho bạn gặp khó khăn trong giao tiếp. Bạn nên luyện nói rõ ràng, nói to và dứt khoát.
Theo chuyên gia về ngôn ngữ hình thể, giao tiếp của con người trong đời sống chiếm đến 90% là giao tiếp phi ngôn ngữ (Theo Susan Constantine). Hãy luyện tập thể hiện cảm xúc và những điều cần nói thông qua ánh mắt. Ánh mắt có thể thể hiện được nhiều điều, như sự cảm thông, thấu hiểu, hay thậm chí là sự tự tin,…
Ngoài ra, yếu tố trang phục cũng hộ trợ bạn rất nhiều trong giao tiếp. Trước tiên, ăn mặc phù hợp hoàn cảnh sẽ giúp bạn tự tin hơn trước người khác. Sau đó, nó thể hiện tình cảm, sự tôn trọng của bạn đối với đối tượng giao tiếp.
5. Tôn trọng đối phương
Thể hiện sự tôn trọng với đối tượng giao tiếp bằng cách chủ động lắng nghe. Sự quan tâm đến những vấn đề mà người khác đang chia sẻ không chỉ giúp bạn tăng thêm những kiến thức xã hội mà còn góp phần cải thiện mối quan hệ của bạn. Hãy thể hiện sự tôn trọng để duy trì một cuộc hội thoại đạt hiệu quả tốt nhất.
Lắng nghe một cách chủ động, ngoài ra còn cần chấp nhận những điểm khác biệt. Có thể quan điểm của hai bạn lệch nhau. Nhưng, hãy tôn trọng những góc nhìn khác nhau, bình tĩnh suy xét và đi đến kết quả chính xác. Như vậy, bạn có thể tìm ra hướng giải quyết vấn đề, tìm ra chân lý thực tiễn. Để giao tiếp hiệu quả, bạn hãy tránh những tranh luận gay gắt không đáng có.